Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ sáu - 17/04/2020 12:49
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc lập Quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển Việt Nam đến năm 2045; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lập Quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của Tỉnh; đánh giá khả năng khai thác các liên kết vùng, địa phương trong cả nước, đặc biệt là kết nối giữa tỉnh Long An với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng biên giới Việt Nam – Campuchia trên các lĩnh vực quan trọng như: Phát triển đô thị, công nghiệp, kết nối hạ tầng, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, cân đối cung cầu các thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; xây dựng Long An phát triển nhanh và bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, tạo sự thống nhất trong đa dạng nền văn hóa Việt Nam; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng.

Mục tiêu lập Quy hoạch tỉnh là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Quy hoạch tỉnh làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đưa ra các quan điểm phát triển của tỉnh, thiết lập tầm nhìn và xác định các mục tiêu phát triển tổng quát, cụ thể của tỉnh; sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn để sử dụng các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong thời kỳ Quy hoạch; hình thành danh mục các dự án, thứ tự ưu tiên, cũng như các giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch. Là công cụ pháp lý quan trọng để tỉnh quản lý và huy động các nguồn lực phát triển; là cơ sở để tỉnh lập các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập, đối ngoại; là cơ sở để xây dựng các kế hoạch kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn; là cơ sở để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tại tỉnh.

Nội dung Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27, Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.

Các phương pháp lập Quy hoạch phải đảm bảo tính tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực; tiếp cận tổng thể, liên ngành, liên vùng; tiếp cận tích hợp, lồng ghép; tiếp cận dựa trên nguyên tắc thị trường, khoa học, phù hợp, thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Nguồn tin: SVEC

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1

Hôm nayHôm nay : 438

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10472

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3822871