Triển vọng kinh tế toàn cầu và khả năng tác động đến Việt Nam

Chủ nhật - 23/03/2014 23:11
Trong khuôn khổ Đề án “Nghiên cứu cải cách thể chế kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, sáng ngày 19/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Tọa đàm “Triển vọng kinh tế toàn cầu và khả năng tác động đến Việt Nam”. Chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh và Giám đốc WB tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa đồng chỉ trì buổi Tọa đàm.
Tọa đàm vinh dự được nghe Giáo sư Joseph E. Stiglitz, chuyên gia kinh tế của Mỹ, nguyên là chuyên gia kinh tế WB trình bày về chủ đề kinh tế toàn cầu và khả năng tác động đến Việt Nam.
Phát biểu tại Tọa đàm, Chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh cho biết, nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ có những cải thiện đáng kể trong năm 2014 và 2015 cho dù vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách luôn quan tâm rằng, sự phục hồi này sẽ tác động như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, thông qua bài trình bày chia sẻ của Giáo sư Joseph E. Stiglitz sẽ là cơ hội để tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế trong quá trình cải cách thể chế, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Tại buổi Tọa đàm, Giáo sư Joseph E. Stiglitz đã có những đánh giá chung liên quan đến tình hình kinh tế Mỹ như tăng trưởng GDP, GDP bình quân đầu người, tỷ lệ tham gia lao động, tỷ lệ thất nghiệp…
Ảnh: Thanh Sơn (MPI Portal)
Các vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế của nền kinh tế mới nổi; hậu quả việc đưa ra khu vực đồng tiền chung Euro; nhận định kết quả đàmphán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sự tác động của nó đến nền kinh tế Mỹ và các nước liên quan cũng được chia sẻ tại buổi Tọa đàm.
Trong khuôn khổ Tọa đàm đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ từ đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái, tạo sự bình đẳng trong nền kinh tế, các lĩnh vực tập trung để đóng góp vào tăng trưởng GDP…
Chuyên gia kinh tế cũng đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam rằng, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam cần phải tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, thể chế. Từ đó, để có đối sách ứng phó với những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt. Vấn đề nữa là phải hướng đầu tư từ khu vực tư nhân, tạo điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và đánh giá được khả năng trả nợ của họ./.
Tùng Linh

Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1

Hôm nayHôm nay : 392

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 10062

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3822461