Hội thảo: Vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Những vấn đề về cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020

Thứ bảy - 16/04/2016 22:09
Sáng ngày 12/4/2016, tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển (VIDS) cùng với Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Ngân hàng Thế giới đã phối hợp tổ chức Hội thảo: "Vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Những vấn đề về cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020”.
Nội dung Hội thảo tập trung vào các nghiên cứu do các đơn vị nghiên cứu khoa học của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện gồm: Vai trò của Nhà nước trong hoạt động đầu tư của Nhà nước; vai trò của Nhà nước trong việc tăng cường hiệu quả của các đơn vị công ích; vai trò của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống thị trường tài chính Việt Nam; vai trò của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam.

Việt Nam đã tiến hành đổi mới hơn 30 năm qua. Kết quả cho thấy, thời điểm nào có đột phá cơ chế, thể chế tốt thì thời kỳ đó nền kinh tế có sự phát triển tốt hơn, trong đó vai trò của nhà nước hết sức quan trọng. Theo PGS. TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, cải cách thể chế hướng tới thay đổi vai trò, chức năng của Nhà nước, hướng dần tới vai trò nhà nước kiến tạo; thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, làm cho thị trường trở thành yếu tố quyết định trong phân bổ nguồn lực xã hội.

Chia sẻ từ kết quả của Báo cáo VN2035, đặc biệt là về vấn đề Xây dựng thể chế hiện đại, TS. Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng: ở Việt nam, Nhà nước tham gia quá sâu vào hoạt động kinh tế - trực tiếp thông qua các doanh nghiệp nhà nước, và gián tiếp thông qua liên kết chặt chẽ với một phân khúc độc quyền của doanh nghiệp tư nhân, dẫn đến quá trình phân bổ nguồn lực trên thị trường bị bóp méo và tín hiệu của thị trường bị sai lệch. Theo ông Sandeep Mahajan, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống phân cấp và phân công rõ ràng vai trò và trách nhiệm giải trình giữa các cơ quan trung ương, cũng như giữa trung ương và các tỉnh, "Xếp hạng quản trị” của Việt Nam ở mức thấp so với mức thu nhập, và "tiếng nói và trách nhiệm giải trình” của Việt Nam cũng xếp trong nhóm 10 quốc gia thấp nhất thế giới” .

Bàn về vai trò của Nhà nước trong hoạt động đầu tư của Nhà nước, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, hiện nay Nhà nước đầu tư vẫn còn dàn trải. Vì vậy, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công, tăng đầu tư của các thành phần kinh tế khác, không đầu tư trực tiếp từ NSNN cho các DN và các lĩnh vực sản xuất thương mại; bố trí một phần nguồn vốn NSNN tham gia các dự án hạ tầng theo mô hình PPP. Đối với DNNN, Nhà nước cần ban hành chính sách sở hữu với những mục tiêu cụ thể rõng ràng; xác định rõ những mục tiêu phi thương mại và thực hiện công khai chi phí thực hiện. Đó là hai trong những kiến nghị của ông đối với Chính phủ.

Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, thảo luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý đến từ các bộ, ban, ngành và doanh nghiệp./.


Nguồn tin: Viện Chiến lược phát triển.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3

Hôm nayHôm nay : 239

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15201

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3842565