Hội thảo quốc tế: Việt Nam - 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập

Thứ ba - 05/05/2015 13:32
Ngày 25-26 tháng 4, tại Trường Đại học (ĐH) Thủ Dầu Một, 4 trường đại học gồm: ĐH KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, ĐH KHXH&NV Hà Nội, ĐH Khoa học Huế và ĐH Thủ Dầu Một đã đồng tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Việt Nam - 40 năm thống nhất, phát triển và hội nhập” (1975-2015).
Hội thảo tập trung báo cáo, thảo luận vào 3 nội dung chủ đề lớn, gồm: những vấn đề thống nhất đất nước (1954-1975); những vấn đề về xây dựng và phát triển đất nước trong 40 năm (1975-2015) và những vấn đề hội nhập quốc tế của Việt Nam trong 40 năm (1975-2015). Ban Tổ chức (BTC) hội thảo đã nhận được gần 500 bản đăng ký tham dự, trong đó có khoảng 300 báo cáo.

Bên cạnh các báo cáo của các đại biểu Việt Nam, BTC cũng nhận được nhiều báo cáo của 18 học giả quốc tế đến từ 10 quốc gia đại diện cho giới Việt Nam học của các khu vực trên thế giới. Đặc biệt, trong số các học giả quốc tế tham gia hội thảo có những người bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu Việt Nam của mình bằng các hoạt động phản đối chiến tranh và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam từ các thập niên 60, 70 của thế kỷ trước.

Tại buổi hội thảo này ThS. Bùi Duy Hoàng – Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế Miền Nam - Viện Chiến Lược Phát Triển – Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, có bài tham luận “Sự nghiệp đổi mới kinh tế , hội nhập của việt nam và những vấn đề cần giải quyết cho sự nghiệp phát triển vững chắc của đất nước”.

Tóm tắt nội dung bài tham luận:

Sau 40 năm, giải phóng thống nhất đất nước và 29 năm thực hiện đổi mới kinh tế, Việt Nam đã có bước chuyển biến rất rõ rệt. Quy mô kinh tế năm 2014 đã cao gấp 8,05 lần năm 1976, GDP bình quân đầu người năm 2014 đã đạt 1.899 USD. Đây là sự chuyển đổi vị thế có tầm quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Tại thời điểm năm 1988, đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội tiềm ẩn từ những năm 70, bùng phát trong những năm 80 của thế kỷ trước, GDP bình quân đầu người của Việt Nam khi đó chỉ đạt 86 USD/người/năm, nằm trong nhóm các nước có mức thu nhập thấp nhất thế giới, thì đến năm 2010 đã đạt mức 1.273 USD/người/năm và hiện nay đã đạt ngưỡng xấp xỉ 2.000 USD/người/năm.

Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 180 nước thuộc tất cả các châu lục và 70 vùng lãnh thổ, là thành viên của hầu hết các tổ chức quan trọng trong khu vực và quốc tế, với vị thế và vai trò ngày càng được khẳng định. Tổng ngạch xuất khẩu năm 2014 đã đạt 150 tỷ USD (cao gấp 190,11 lần năm 1986).  Hàng hóa của Việt Nam hiện có mặt trên thị trường 220 nước - vùng lãnh thổ, hầu hết các châu lục (gấp 6,66 lần năm 1986).

Bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong những năm qua còn bộc lộ không ít những khó khăn và hạn chế. Cần phải nghiên cứu và có giải pháp phù hợp với từng thời kỳ, bối cảnh trong nước và quốc tếcũng như những hạn chế cần phải khắc phục ngay để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vững mạnh trong tương lai và bền vững về mọi mặt của đất nước cụ thể như:

Hạn chế về giải pháp liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị - sản phẩm … đang là những trăn trở chưa có giải pháp cụ thể. Tái Cơ cấu kinh tế còn chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả. Tình trạng phát triển dàn trải, năng lực cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam còn yếu, tiến trình chậm cải cách hành chính, … Năng lực cán bộ nói riêng và năng lực của đội ngũ lao động xã hội nói chung còn yếu chưa theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
Ths. Bùi Duy Hoàng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2

Hôm nayHôm nay : 378

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12655

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3840019