Hội thảo “Tầm nhìn nông nghiệp đến năm 2020: Hợp tác và đổi mới vì sự phát triển nông nghiệp bền vững”

Chủ nhật - 13/07/2014 22:56
Nhằm tạo ra đối thoại nhiều bên về tầm nhìn của Việt Nam để đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững của ngành nông nghiệp, sáng ngày 01/7, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Asean và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tầm nhìn nông nghiệp đến năm 2020: Hợp tác và đổi mới vì sự phát triển nông nghiệp bền vững”. 
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông; ông Jesus Madrazo, Phó Chủ tịch Tập đoàn Monsanto, thành viên Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - Asean; bà Dinicola Natalie, Giám đốc Hợp tác và Phát triển bền vững toàn cầu, Tập đoàn MonsantoPhó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển Nguyễn Văn Vịnh, cùng đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các công ty trong và ngoài nước, các học giả, các chuyên gia kinh tế cao cấp và đại diện các cơ quan truyền thông.
Ông Jesus MadrazoPhó Chủ tịch Tập đoàn Monsanto, thành viên Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- Asean phát biểu tại Hội thảo.
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Phát biểu tại Hội thảo, ông Jesus Madrazo cho rằng, đổi mới và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp đã chứng minh cho việc thúc đẩy tăng trưởng toàn diện trên toàn cầu và điều này cần được ưu tiên hơn nữa. Cụ thể, tại Phi-líp-pin, người nông dân đã tăng 60% sản lượng ngô thông qua sử dụng hạt giống chất lượng cao cùng với việc áp dụng cách thức quản lý cây trồng tốt hơn. Nông dân sản xuất lúa gạo đã tăng từ 5-15% sản lượng sau khi tham gia vào chương trình Quản lý cây trồng tổng hợp quốc gia. Tại Ấn Độ, người nông dân đã tăng gấp đôi sản lượng bông trong vòng một thập kỷ nhờ sử dụng hạt giống, công nghệ cùng với kỹ thuật canh tác hiệu quả hơn. Do vậy, theo ông Jesus Madrazo, Việt Nam cần có chính sách đổi mới, cạnh tranh và hỗ trợ đầu tư trong nông nghiệp, đồng thời xây dựng quy trình điều tiết hiệu quả và thực thi nghiêm pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm tạo điều kiện chongười nông dân được tiếp cận với những sản phẩm và công nghệ tiên tiến nhất, có tính cạnh tranh toàn cầu.
Thế kỷ XXI hứa hẹn là kỷ nguyên của nông nghiệp công nghệ cao nên việc phát triển nông nghiệp bền vững là nền tảng của tăng trưởng xanh, toàn diện và lâu dài. Những đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm từ các đối tác sẽ góp phần giúp Việt Nam hoạch định những chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan cần liên kết với nhau hiệu quả và khoa học để đạt được những mục tiêu đề ra. Việt Nam cần nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện về đổi mới và hợp tác, liên kết nông dân với chuỗi sản xuất chế biến và các đơn vị nghiên cứu giữa Chính phủ và các tổ chức phát triển nhằm giúp nông dân tăng năng suất, cải thiện cuộc sống.
 

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)

Đại diện Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nông nghiệp đóng góp 20% GDP của Việt Nam, chiếm đến 1/4 doanh thu xuất khẩu quốc gia, tạo việc làm cho một nửa lực lượng lao động trong thời gian qua.Trong tầm nhìn nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đã đặt nông nghiệp làm trọng tâm cho sự phát triển kinh tế và phát triển bền vững là ưu tiên chiến lược. Khoa học công nghệ và hợp tác công tư(PPP) sẽ là hai nhân tố hàng đầu giúp thúc đẩy quá trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra các phiên thảo luận, trong đó Phiên 1 với chủ đề Đổi mới để thúc đẩy tăng trưởng toàn diện”. Nội dung chính của Phiên này nhằm tập trung vào thảo luận vai trò của công nghệ trong việc hiện đại hóa các mục tiêu quốc gia về tăng trưởng toàn diện trong nông nghiệp, bao gồm cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; tạo chuỗi sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu đa dạng các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp cho thị trường nội địa và xuất khẩu; phát triển nền nông nghiệp ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậucải thiện hiệu quả sử dụng đất, nước lao động, nguồn vốn đồng thời cải thiện thu nhập và đời sống cho nông dân.
Các ý kiến thảo luận tại Phiên  này đều cho rằng, cần tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp bằng cách hình thức hợp tác, tổ chức liên kết, hình thành các hiệp hội, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp sẽ là động lực mới để nông nghiệp Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Thêm vào đó, Việt Nam cần tập trung đổi mới không chỉ ở giống cây trồng mà còn phải có gói giải pháp tổng thể bao gồm giống cây trồng, canh tác, các chương trình chuyển giao công nghệ, giải pháp cải thiện khâu thu hoạch và sau thu hoạch để tạo ra nhiều giá trị cho cây trồng, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực để ứng phó với các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
 
Phiên 2: các diễn giả thảo luận chủ đề “Hợp tác công tư vì sự phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững”. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Các vấn đề về mô hình PPP điển hình trong nông nghiệp; giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đơn vị khác nhau và phát triển các chính sách để cải thiện môi trường đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư là những nội dung chính được tập trung thảo luận tại Phiên 2 của Hội thảo với chủ đề Hợp tác công tư vì sự phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững.           
Việt Nam đang là quốc gia đi sau trong việc thực hiện PPP và hầu hết các mô hình đang triển khai đều có quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy, Việt Namcần có cách tiếp cận chiến lược về cách thu hút đầu tư, trong đó có hình thức PPP trong nông nghiệp để xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn và cách thức thực hiện. Cơ chế hoạt động của các mô hình vẫn ở quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, việc rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình cần phải có thời gian và chính sách đặc thù, riêng biệt. Chính phủ Việt Nam cần xây dựng hành lang pháp lý, để các bên tham gia có trách nhiệm khi hợp tác. Trong đó, cần đảm bảo chuyển dịch vai trò của Nhà nước từ người cung cấp dịch vụ công sang người xây dựng khung pháp lý, chính sách, hỗ trợ, điều phối và giám sát thực hiện; nâng cao tính minh bạchtrách nhiệm giải trình và hiệu quả của vốn đầu tư công.
 
Bà Dinicola Natalie, Giám đốc Hợp tác và Phát triển bền vững toàn cầu, Tập đoàn Monsanto tại Hội thảo. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Tại Hội thảo đại diện Tập đoàn Monsanto nhận định, để tối đa hóa hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình với nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác PPP trongngành nông nghiệp. Tập đoàn Monsanto cam kết hợp tác với Việt Namđể hiện thực hóa tầm nhìn của quốc gia về phát triển nông nghiệp bền vững thông qua các sản phẩm, hoạt động và mối quan hệ hợp tác với các khu vực công và đối tác tư nhân. Tập đoàn Monsanto cho rằng, nâng cao chất lượng nông nghiệp sẽ giúp cải thiện đời sống người dân bằng cách sản xuất và bảo tồn hơn nữa để đạt mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
 
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Hội thảo là diễn đàn rất bổ ích, đã đưa ra một cách nhìn đa chiều nhằmhướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với một số sản phẩm có giá trị cao trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Hội thảo đã phân tích về thách thức và các nhóm giải pháp, từ chính sách nông nghiệp, đổi mới và sáng tạo đến hợp tác, nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới năng suất, nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ vào chuỗi sản xuất đến chế biến sau thu hoạch, thúc đẩy công tác khuyến nông, bảo tồn tài nguyên môi trường và phương thức canh tác đạt lợi nhuận cao và hiệu quả để hướng tới phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, đây là kết luận của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông./.
Mai Phương 
 

Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 4

Hôm nayHôm nay : 545

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16201

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3843565