Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ hai - 11/05/2020 11:04
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 8 tháng 5 năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quan điểm lập quy hoạch:

- Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với nội dung của Chiến lược phát triển KT-XH cả nước thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn Việt Nam đến năm 2045, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng của cả nước; phù hợp với định hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn tỉnh.

- Quy hoạch tỉnh phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh; vừa đáp ứng các nhu cầu trong hiện tại, vừa tạo nền tảng phát triển cho các thời kỳ tiếp theo. Tập trung xây dựng Kiên Giang phát triển hài hoà giữa 3 trụ cột phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và đảm bảo giữ vững chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển, hợp tác quốc tế Việt Nam - Campuchia.

- Chủ động phối hợp, cập nhật thông tin để đảm bảo sự tương thích, tính thống nhất, liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch tỉnh với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng theo Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.

- Đảm bảo đánh giá đầy đủ các điều kiện, yếu tố và dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước có tác động trực tiếp đến phát triển của tỉnh, của vùng, đặt biệt là kết nối giữa tỉnh Kiên Giang với các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trên các lĩnh vực quan trọng như: phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị, kết nối hạ tầng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và các cân đối cung - cầu các thị trường hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác. Trong quá trình xác định các phương án phát triển, cần chỉ ra các đặc thù, lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh (biển, đảo, biên giới…) nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh, tiềm năng; đồng thời, nghiên cứu đổi mới, sáng tạo để tỉnh đi đầu cả nước trong nhiều ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh.

Mục tiêu lập quy hoạch:

- Quy hoạch tỉnh phải đưa ra các quan điểm phát triển, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới cho tỉnh; đề xuất các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược; đề xuất danh mục các dự án đầu tư quan trọng, cũng như chuẩn bị nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh theo các kịch bản khác nhau.

- Quy hoạch tỉnh phải định hướng phân bố không gian có tính chiến lược các hoạt động kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, liên huyện, đặc biệt là không gian cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu đặt trong tổng thể vùng, quốc gia và những khu vực có vai trò động lực phát triển của tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đưa Kiên Giang trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Quy hoạch tỉnh phải xác định các phương án phát triển các vùng huyện, liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực quan trọng; đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đảm bảo duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; đảm bảo giữ vững chủ quyền biên giới trên đất liền và trên biển, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh.

- Quy hoạch tỉnh là công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển trong dài hạn; là cơ sở để xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo tính khách quan, khoa học; là cơ sở để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tại tỉnh; là cơ sở để loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng cho người dân, doanh nghiệp; và là căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc cũng như giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của tỉnh Kiên Giang.

Nội dung Quy hoạch tỉnh phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27, Luật Quy hoạch năm 2017 và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.

Các phương pháp lập Quy hoạch phải đảm bảo tính tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực; tiếp cận tổng thể, liên ngành, liên vùng; tiếp cận tích hợp, lồng ghép; tiếp cận dựa trên nguyên tắc thị trường, khoa học, phù hợp, thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Nguồn tin: SVEC

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 6

Hôm nayHôm nay : 139

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12916

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4017127