Phấn đấu đến năm 2030, GRDP bình quân/người của Thái Nguyên đạt khoảng 8.900 USD

Thứ ba - 07/11/2023 06:17
(MPI) – Ngày 14/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 222/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ảnh minh họa. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tình Thái Nguyên

Ảnh minh họa. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tình Thái Nguyên

Theo đó, mục tiêu cụ thể về kinh tế đến năm 2030 bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt khoảng 8% đến 8,5%/năm; quy mô kinh tế đạt khoảng 13,5 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2030 khoảng 45 tỷ USD; GRDP bình quân/người đạt khoảng 8.900 USD (giá hiện hành);… Tầm nhìn phát triển đến năm 2050 phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng; là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước; nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng là phát triển các cụm ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử và sản xuất kim loại; ưu tiên phát triển các nóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường. Gắn phát triển công nghệ với đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao như Logistic, tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin và truyền thông. Phát triển ngành xây dựng theo hướng hiện đại, đủ điều kiện, năng lực về trình độ chuyên môn, tài chính và nhân lực, đáp ứng nhu cầu xây dựng tỉnh trở thành một trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại.

Phương hướng phát triển ngành du lịch Thái Nguyên là phát triển dựa trên các thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái gắn với lịch sử, văn hóa, tâm linh; trong đó, tập trung vào Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, khu vực sườn đông Tam Đảo, văn hóa trà, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt An toàn khu, Khu di tích Lý Nam Đế.

Phấn đấu để tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa cong nghệ truyền thống. Mở rộng và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, trọng tâm vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, cải cách hành chính, quản lý nhà nước, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, du lịch, bảo vệ môi trường; xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và xây dựng đô thị thông minh.

Các nhóm giải pháp chủ yếu gồm nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn huy động khác để đầu tư các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, điện, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị và kết cấu hạ tầng xã hội. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung thu hút phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, chế biến nông, lâm sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; các ngành mũi nhọn như công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng khu vực phía Nam; hạ tầng du lịch, trọng tâm là Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc để thu hút đầu tư nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế.

Quyết định cũng đưa ra các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số; phát triển nguồn lực đất đai; khoa học và công nghệ; cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị, nông thôn. Thực hiện tốt công tác đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tổ chức thực hiệ và giám sát thực hiện quy hoạch.

Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn UBND tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện Quy hoạch; trường hợp cần thiết, phối hợp với tỉnh nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký 14/3/2023./.

Nguồn tin: Theo Thúy Quyên - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 6

Hôm nayHôm nay : 400

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16501

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3843865