Hội nghị thẩm định quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ bảy - 04/11/2023 20:23
(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Phó Chủ tịch Hội đồng, chiều ngày 27/10/2023, Hội đồng thẩm định tiến thẩm định và thông qua quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với điều kiện có chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Thứ trưởng Trần Quốc Phương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Tham dự Hội nghị có thành viên Hội đồng là đại diện các bộ, ngành liên quan, cac chuyên gia - ủy viên phản biện và đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về phía tỉnh Điện Biên có Bí thư tỉnh ủy Trần Quốc Cường; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan.

Phát biểu mở đầu Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ, quy hoạch tỉnh Điện Biên được lập trong bối cảnh có những thuận lợi là chúng ta đã có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; có Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Đặc biệt chúng ta có Quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt. Đây là căn cứ rất quan trọng để tỉnh Điện Biên xem xét, cụ thể hóa những định hướng phát triển trên địa bàn.

Điện Biên là tỉnh có tiềm năng để phát triển thủy điện, lâm nghiệp, nông nghiệp, văn hóa kết hợp du lịch. Bên cạnh đó, Điện Biên có vai trò là “phên dậu” của quốc gia trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ, phát triển rừng và an ninh nguồn nước; là nơi có những cảnh quan tươi đẹp và có di tích lịch sử Điện Biên Phủ được cả thế giới biết đến.

Tuy nhiên, tăng trưởng GRDP của Điện Biên thấp hơn so với trung bình chung của cả nước, do đó khoảng cách GRDP của Điện Biên với cả nước đang có xu hướng gia tăng. Xét chung về giá trị GRDP cũng như tốc độ tăng trưởng GRDP của Điện Biên đều thuộc nhóm thấp nhất của cả nước, chỉ cao hơn so với Cao Bằng và Bắc Kạn. Do đó, khoảng cách về GRDP của Điện Biên so với các tỉnh còn lại ngày càng bị kéo giãn.

Điện Biên gặp nhiều khó khăn để phát triển kinh tế như vị trí địa lý nằm cách xa trung tâm; Điều kiện địa hình phức tạp, chia cắt mạnh; Tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh trình độ dân trí và nguồn nhân lực thấp.

Do vậy, để tỉnh Điện Biên phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, có thêm nguồn lực, bố trí được không gian phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, giúp tỉnh phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đưa ra một số nội dung đề nghị Hội đồng thẩm định tập trung trao đổi, thảo luận, cho ý kiến.


Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô cho biết, với mục tiêu để xác định tầm nhìn phát triển trong trung và dài hạn, nhằm phát huy hiệu quả các thế mạnh, khắc phục được các điểm yếu của tỉnh, nắm bắt được các cơ hội, lường trước các thách thức, làm căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc tổ chức không gian lãnh thổ để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Điện Biên trở thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững là trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Công tác lập quy hoạch tỉnh Điện Biên đã được Tỉnh ủy xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.

Quy hoạch tỉnh Điện Biên là một khâu đột phá trong việc huy động trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị tham gia xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp từng bước đưa Điện Biên thành tỉnh phát triển khá của cả nước, là trọng điểm du lịch văn hóa - lịch sử - sinh thái quốc gia, có đẳng cấp quốc tế; người dân có thu nhập, chất lượng cuộc sống tốt, hạnh phúc; nền văn hóa tiến bộ, giàu bản sắc dân tộc.

Theo Dự thảo quy hoạch, Điện Biên là tỉnh có vị trí địa chính trị quan trọng với lợi thế nổi trội; Giao thương quốc tế; diện tích lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ sinh thái tự nhiên, địa hình đa đạng, vừa có rừng, núi, với nhiều di tích lịch sử, đa dạng về văn hóa; có sân bay dân dụng đang hoạt động. Cơ hội hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Là địa bàn chiến lược được trung ương quan tâm phát triển, cơ hội phát triển từ; quy hoạch và triển khai kết cấu hạ tầng lớn, quan trọng.

Tuy nhiên, Điện Biên lại là tỉnh có vị trí địa lý nằm cách xa các trung tâm, hành lang kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm; Điều kiện địa hình khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội; Tài nguyên khoáng sản phân tán trữ lượng thấp; quy mô kinh tế nhỏ, chất lượng tăng trưởng thấp; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện; Chỉ số năng lực cạnh tranh chưa cao; Trình độ dân trí và nguồn nhân lực thấp. Thách thức của tỉnh là có nguy cơ do thiếu nguồn lực tài chính; thiếu lực lượng lao động tay nghề cao; hạn chế phát triển nếu không hoàn thiện kết cấu hạ tầng; thiếu quỹ đất phát triển; cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt; chênh lệch phát triển và phân hóa giàu nghèo; tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu;…

Tỉnh Điện Biên đưa ra tư tưởng phát triển là phát triển nhanh, vững chắc với bản sắc và giá trị lịch sử; chiến lược phát triển tổng quát là hạ tầng giao thông đi trước, liên kết phát triển, kiến tạo giá trị mới và đặc sắc; mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển khá trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; là trung tâm du lịch, dịch vụ của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, có năng suất và chất lượng cao kết hợp với công nghiệp chế biến, du lịch; kinh tế số đóng vai trò quan trọng trong phát triển tỉnh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới.


Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Tại Hội nghị, thành viên Hội đồng đã cho ý kiến vào các nội dung cụ thể của dự thảo quy hoạch như xem xét tính hợp lý và sự đảm bảo để phù hợp quy định tại Điều 32 của Luật Quy hoạch về nội dung thẩm định quy hoạch; Sự phù hợp với Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Quy hoạch; Việc tích hợp các nội dung đề xuất của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đưa vào nội dung Quy hoạch tỉnh Điện Biên; Sự phù hợp của quy hoạch với quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 27 của Luật Quy hoạch về quy trình lập căn cứ lập quy hoạch, yêu cầu về nội dung quy hoạch và quy định về quy hoạch tỉnh.

Đồng thời tập trung đánh giá đầy đủ các yếu tố điều kiện đặc thù, thực trạng phát triển. Việc xác định các tồn tại, hạn chế cần giải quyết, nhất là liên quan đến sự thay đổi khó lường và tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu, thiên tai; sự đảm bảo của hạ tầng giao thông kết nối với khu công nghiệp, khu du lịch, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung…; về nguồn nhân lực và hiện tượng xuất dân; Sự phù hợp và tính khả thi của việc lựa chọn phương án phát triển, nhất là trong bối cảnh mới, xu thế mới, mô hình kinh tế đang chuyển dịch (tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế về phát thải,...).

Sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu với quan điểm, định hướng phát triển trong Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia cũng như thể hiện được khát vọng phát triển của tỉnh.

Việc phát triển các dự án có tính đột phá và tạo động lực cho sự phát triển của Điện Biên và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng mà tỉnh đã đề xuất tập trung vào một số ngành nông nghiệp, thủy sản, du lịch, công nghiệp năng lượng có tiềm năng, thế mạnh của mình.

Đại biểu cũng cho ý kiến đối với Báo cáo kết quả đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh Điện Biên; với dự thảo Báo cáo thẩm định do Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định chuẩn bị. Đồng thời, tiến hành biểu quyết vào phiếu đánh giá đối với Quy hoạch tỉnh Điện Biên; Báo cáo ĐMC và dự thảo Báo cáo thẩm định để tổng hợp công bố cuối phiên họp của Hội đồng thẩm định.


Bí thư tỉnh ủy tỉnh Điện Biên Trần Quốc Cường phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Bí thư tỉnh ủy tỉnh Điện Biên Trần Quốc Cường thay mặt Lãnh đạo tỉnh cảm ơn các ý kiến góp ý tâm huyết, sâu sắc của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, các chuyên gia, nhà khoa học. Đây sẽ là những chỉ dẫn, những gợi mở quan trọng để tỉnh Điện Biên tiếp tục rà soát, hoàn thiện Quy hoạch tỉnh; đảm bảo Quy hoạch tỉnh được khoa học, phù hợp; huy động hiệu quả được các nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để Tỉnh phát triển toàn diện trong thời gian tới.

Đồng thời nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng quy hoạch, tỉnh bám sát với tiềm năng lợi thế, điều kiện thực tiễn và của tỉnh; bám sát vào các quy hoạch chung như quy hoạch tổng thể quốc gia, định hướng quy hoạch vùng; đặc biệt là bám sát quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong phát triển tỉnh Điện Biên và vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; khẳng định, tỉnh Điện Biên sẽ quyết tâm xây dựng lộ trình để thực hiện tối đa các nội dung đưa ra trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của thành viên Hội đồng, chuyên gia, nhà khoa học, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị tỉnh Điện Biên khẩn trương lập Báo cáo tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia bằng văn bản của các bộ, ngành, chuyên gia, ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự Hội nghị thẩm định, ý kiến của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và kết luận của Hội đồng thẩm định, trong đó, cần xác định rõ vai trò, vị trí của tỉnh trong phát triển; đánh giá điểm nghẽn trong phát triển; bổ sung luận chứng trong chọn nguồn lực phát triển; lựa chọn phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, các dự án ưu tiên; làm rõ luận chứng về nhu cầu sử dung đất trong thời kỳ quy hoạch;... Chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu trong Báo cáo Quy hoạch tỉnh và hệ thống bản đồ, cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch.

Đồng thời nhấn mạnh, theo quy định của Luật Quy hoạch, quy hoạch tỉnh có nhiệm vụ cụ thể hóa nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phần bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trên địa bàn. Vì thế, quy hoạch tỉnh sẽ là “Kim Chỉ Nam” cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và là chỉ dẫn cho đầu tư phát triển mang lại những giá trị mới cho Điện Biên./.

Nguồn tin: Theo Tùng Linh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2

Hôm nayHôm nay : 319

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16796

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3844160