Nghiệm thu đề tài khoa học về Nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu

Thứ năm - 27/02/2014 21:43
Chiều 25/02/2014, Viện Chiến lược phát triển đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ “Nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) của các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra”, do PGS.TS. Hoàng Sỹ Động làm Chủ nhiệm. Tham dự buổi nghiệm thu, ngoài Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ gồm các giáo sư, tiến sĩ đến từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ,… còn có lãnh đạo Viện, đại diện Văn phòng Viện và các thành viên tham gia thực hiện đề tài.
Đề tài nghiên cứu nói trên đã đạt được những mục tiêu đề ra: Thứ nhất, làm rõ được cơ sở khoa học và thực tiễn về GTGT đối với sản phẩm chủ lực xuất khẩu (SPCLXK) của doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra bộ tiêu chí để xác định và đánh giá GTGT của SPCLXK đối với doanh nghiệp; thứ hai, giới thiệu các bài học kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam có thể tham khảo. Phân tích, đánh giá GTGT đối với SPCLXK của doanh nghiệp Việt Nam, nguyên nhân và bài học, đặt trong chuỗi giá trị toàn cầu và quá trình công nghiệp hóa; thứ ba, đưa ra giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm chủ lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế và khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của Việt Nam thời kỳ đến năm 2030.
Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đã đánh giá rất cao chất lượng cũng như những giải pháp mà đề tài đề xuất. Hội đồng đã thông qua và nhất trí nghiệm thu đề tài.
 
Tóm tắt đề tài:

1.Tên đề tài: Nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) của các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra.
Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lược phát triển, 65 Văn Miếu, Hà Nội
Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 06B Hoàng Diệu, Hà Nội

2.Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Hoàng Sỹ Động  - Trưởng ban Ban Phát triển các ngành sản xuất - Viện Chiến lược Phát triển - 65 Văn Miếu, Hà Nội
Điện thoại: 04.384.31843

3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá từ lý luận đến thực tiễn về hiệu quả kinh tế, trong đó đặc biệt là hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam để làm sáng tỏ GTGT của SPCLXK của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao GTGT của chúng trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.

4.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: GTGT trong các sản phẩn xuất khẩu chủ lực do các doanh nghiệp tại Việt Nam tạo ra. Cụ thể tập trung vào một số sản phẩm chủ lực xuất khẩu trong ngành công nghiệp và nông nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp tiếp cận, phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, chuyên gia,…

5. Kết quả nghiên cứu đạt được:
Đề tài đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn về GTGT đối với sản phẩm chủ lực xuất khẩu (SPCLXK) của doanh nghiệp Việt Nam, đưa ra bộ tiêu chí để xác định và đánh giá GTGT của SPCLXK đối với doanh nghiệp. Đưa ra bài học kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam. Phân tích, đánh giá GTGT đối với SPCLXK của doanh nghiệp Việt Nam, nguyên nhân và bài học, đặt trong chuỗi giá trị toàn cầu và quá trình công nghiệp hóa. Đưa ra giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm chủ lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế và khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của Việt Nam thời kỳ đến năm 2030.

6. Đánh giá của hội đồng nghiệm thu:
Đạt loại : xuất sắc
Nghiệm thu: tháng 2 năm 2014

7. Thư viện lưu trữ và có thể tìm đọc:
Thư viện của Viện chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Địa chỉ: 65 Văn Miếu – Hà Nội
 

Nguồn tin: Viện Chiến lược phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2

Hôm nayHôm nay : 378

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15910

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3843274