Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2014

Thứ tư - 09/07/2014 22:00
Báo cáo số 4135/BC-BKHĐT ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2014 (Tài liệu phục vụ họp báo Chính phủ ngày 01/7/2014)
1. Về mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tăng thấp: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2014 chỉ tăng 0,3% so với tháng trước. Đáng chú ý là chỉ số giá lương thực tiếp tục giảm 0,43% (tháng 5 đã giảm 0,51%) chủ yếu do vụ lúa đông xuân bội thu, sản lượng lúa cao hơn nhiều so với năm trước.
So với tháng 12/2013, CPI tháng 6/2014 chỉ tăng 1,38%, mức tăng thấp nhất trong vòng 13 năm qua. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6/2014 tăng 4,98%; bình quân 6 tháng tăng 4,77%.
- Về xuất khẩu nhập khẩu: xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng khá cao, cân bằng xuất - nhập khẩu và liên tục có xuất siêu kể từ đầu năm, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Trong 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70,88 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch nhập khẩuước đạt 69,56 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu khoảng 1,32 tUSD, bằng 1,86% tổng kim ngạch xuất khẩu.  
- Về thu - chi NSNN: thu NSNN đạt tiến độ cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, bảo đảm các khoản chi theo dự toán và các khoản chi phát sinh. Tổng thu NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 413,56nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán năm (tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước)tổng chi NSNN ước đạt khoảng492,37 nghìn tỷ đồng, bằng 48,9% dự toán năm (bằng 99,8% cùng kỳ năm trước).
-Về đầu tư phát triểntổng vốn đầu tư cả nước 6 tháng đầu năm ước thực hiện đạt 502,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: vốn FDI thực hiện ước đạt 5,75 tỷ USD, tăng 0,9%; giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi ước đạt 2.026 triệu USD, bằng 92% so với mức giải ngân của cùng kỳ năm trước.
2. Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 5,18%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (2013: 4,9%) với mức tăng trưởng khá cao của cả 3 khu vực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96% (2013: 2,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,33% (2013: 5,18%); dịch vụ tăng 6,01% (2013: 5,92%).
Tốc độ tăng GDP Quý II ước đạt 5,25%, cao hơn mức tăng 5,09% của Quý I và cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước (Quý II/2013: 5%). Tốc độ tăng trưởng GDP Quý II và 6 tháng đầu năm cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phục hồi và đang dần lấy lại đà tăng trưởng.  
Sản xuất công nghiệp,nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, tiếp tục phục hồi và có chuyển biến tích cực: trong 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 5,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,3%); trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạotăng7,8% (cùng kỳ tăng 6,1%); sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 10,9% (cùng kỳ tăng 8,2%).
Tình hình sản xuất công nghiệp duy trì đà phục hồi với chỉ số IIP Quý II/2014 tăng 6,3%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 5,2% của Quý I/2014. Chỉ số IIP 6 tháng đầu năm ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của công nghiệp chế biến, chế tạo với chỉ số IIP Quý I tăng 7,3% (cùng kỳ tăng 5%), sang Quý II tăng lên 8,3% (cùng kỳ tăng 5,5%).
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sảnmặc dù chịu nhiều thiệt hại do thời tiết không thuận lợi và dịch bệnh, nhưng vẫn tiếp tục phát triển và đạt nhiều kết quả. Tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành Quý II đạt 3,84%, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,4% của Quý I. Tính chung 6 tháng đầu năm tăng 3,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng 2,4% của cùng kỳ năm 2013, trong đó: nông nghiệp tăng 2,5%, lâm nghiệp tăng 5,9% và thủy sản tăng 6%.
- Khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì đà phát triển với tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ các năm trước: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ Quý II đạt 6,16%, cao hơn mức tăng 5,84% của Quý I. Tính chung 6 tháng đầu năm tăng 6,01%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước (2013: 5,92% và 2012: 5,29%).
Đánh giá chung,trong 6 tháng đầu năm, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ, các Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ đạo của     Thủ tướng Chính phủ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả, thị trường khá ổn định, cung - cầu hàng hóa được bảo đảm. So với tháng 12/2013, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 có mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 13 năm qua. Lãi suất được điều chỉnh giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ giá, thị trường ngoại hối diễn biến cơ bản ổn định. Xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu. Tiến độ thu NSNN đạt cao hơn cùng kỳ các năm trước; cán cân thanh toán thặng dư cao. Về tăng trưởng kinh tế, GDP Quý II tăng cao hơn Quý I và tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm tăng cao hơn cùng kỳ hai năm trước. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi và có những chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ.Sản xuất nông nghiệp phát triển thuận lợi và đạt nhiều kết quả với tốc độ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ nhiều năm qua; sản lượng và năng suất lúa vụ Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao; cơ cấu nuôi trồng thủy sản chuyển biến tích cực, sản lượng thủy sản tăng cao. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của cả nước; khách quốc tế đến Việt Nam, tính chung 6 tháng đầu năm, tăng cao hơn cùng kỳ. Công tác giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường tiếp tục được quan tâm. An sinh xã hội được bảo đảm; công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, được chú trọng tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn còn ở mức khá cao và chưa có dấu hiệu giảm. Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp hơn so với cùng kỳ. Sự cố gây rối doanh nghiệp tại một số địa phương, trong đó có doanh nghiệp FDI vừa qua đã gây thiệt hại về vật chất và ảnh hưởng nhất định đến sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực, đến môi trường đầu tư và trật tự an toàn xã hội./

Nguồn tin: Cổng Thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3

Hôm nayHôm nay : 188

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 12926

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3840290