Kinh nghiệm quản lý đầu tư, xây dựng và kinh doanh sân golf của Australia

Thứ tư - 23/09/2015 02:05
Sáng 15 tháng 9 năm 2015, tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển đã phối hợp với Tập đoàn An Việt tổ chức buổi Tọa đàm về "Kinh nghiệm quản lý đầu tư, xây dựng và kinh doanh sân golf của Australia”.
Golf là một trong những lĩnh vực thể thao có lịch sử phát triển lâu đời. Trên thế giới, golf bắt đầu xuất hiện vào khoảng 500 năm trước ở Scotland và ngày nay trở thành phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, quá trình này cũng đang diễn ra và góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch, kêu gọi đầu tư, việc làm và góp phần làm thay đổi môi trường cảnh quan ở một số nơi. Nhưng ở một số nơi, việc xây dựng sân golf chưa hẳn lúc nào cũng được sự đồng thuận của mọi người trong xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu, học tập kinh nghiệm quốc tế trong đầu tư, xây dựng và kinh doanh sân golf là rất cần thiết đối với sự phát triển sân golf ở Việt Nam hiện nay.

Tại buổi tọa đàm, ông Ross Perrett, Tổng Giám đốc Công ty CP Golf An Việt Thomson Perrett đã giới thiệu về sự phát triển của sân golf tại Australia và một số nước trên thế giới. Thomson Perrett là một trong những công ty thiết kế sân golf hàng đầu trên thế giới với 250 dự án thành công, có trụ sở ở Melbourne, Australia. Hiện nay, công ty đã mở rộng và có chi nhánh Thomson Perrett và Lobb ở London, cung cấp dịc vụ cho Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Vào năm 1842 sân golf đầu tiên tại Australia được xây dựng. Ở Châu Á, môn thể thao này xuất hiện vào năm 1829. Vào những năm 1890, Golf bắt đầu phát triển rất mạnh. Giai đoạn từ những năm 1960 đến những năm 1990 là thời kỳ phát triển và bùng nổ ngành golf. Theo ước tính từ năm 1990 đến 2005 có trên 6.000 sân golf được xây dựng tại Mỹ. Ở Việt Nam, môn thể thao này được biết đến khá muộn, cho đến năm 1920 mới có sân golf đầu tiên tại Đà Lạt và chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây.

Xây dựng sân golf có ba lợi ích chính là: lợi ích về môi trường như bảo tồn không gian mở và cải tạo lại những cảnh quan bị suy thoái; lợi ích về xã hội: dành cho mọi lứa tuổi và giúp cải thiện cả về thể chất và tinh thần; lợi ích về kinh tế: thu hút đầu tư, cơ hội việc làm, đóng góp doanh thu trực tiếp cũng như mang lại lợi ích gián tiếp từ các ngành khác như du lịch, các ngành kinh doanh phụ trợ golf… Một số nước trên thế giới đã tổ chức đào tạo ngành golf bài bản và đưa vào thành một bộ môn trong nhà trường. Một số nước đã thành lập Học viện về đào tạo golf. Thomson Perrett cũng đang có kế hoạch phối hợp với Tập đoàn An Việt thành lập Học viện đào tạo golf tại Việt Nam. Trong công tác quy hoạch sân golf, chính quyền các Bang ở Australia quản lý rất chặt chẽ, đảm bảo những tiêu chuẩn chung về môi trường, quản lý đất đai. Quy hoạch sân golf tại Australia dựa trên khung pháp lý của Đạo luật quy hoạch và môi trường năm 1987 và Quy định về quy hoạch và môi trường năm 2005.

Đại diện các Bộ: Khoa học công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và một số địa phương như Thái Bình, Ninh Bình, một số doanh nghiệp quan tâm đã tham dự tọa đàm và trao đổi nhiều vấn đề xoay quanh vấn đề phát triển sân golf tại Việt Nam, kinh nghiệm và bài học từ những nước đi trước, v.v. ./.

Nhóm tổ chức Tọa đàm chụp ảnh cùng đại diện Công ty CP Golf An Việt Thomson Perrett.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 3

Hôm nayHôm nay : 250

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17079

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3844443