Nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp Nhà nước về Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Dự án Đê biển Vũng Tàu – Gò Công đến phát triển kinh tế - xã hội

Thứ ba - 29/09/2015 01:12
Sáng 26/9/2015, tại 65 Văn Miếu, Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển đã tổ chức buổi nghiệm thu cấp cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của Dự án Đê biển Vũng Tàu – Gò Công đến phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn và phụ cận” do TS. Nguyễn Bá Ân - Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển làm Chủ nhiệm Đề tài.
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở gồm có 09 nhà khoa học đến từ các Hội khoa học Kinh tế Việt Nam, Viện nghiên cứu, Văn phòng Chính phủ… do GS. TSKH. Nguyễn Quang Thái - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng. Tham dự buổi nghiệm thu có đại diện một số đơn vị đến từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo Viện, Hội đồng khoa học Viện Chiến lược phát triển và nhóm thực hiện đề tài…

Tại buổi nghiệm thu, TS. Nguyễn Bá Ân - Chủ nhiệm đề tài đã trình bày tóm tắt nội dung báo cáo. Báo cáo tổng hợp Đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, gồm 2 phần chính: Phần I: Hiện trạng và định hướng phát triển vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn và vùng phụ cận; Phần II: Đánh giá ảnh hưởng của Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công đến phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn và phụ cận.

Qua Báo cáo cho thấy vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn gồm 4 địa phương (thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang) có tỷ lệ GDP lớn, chiếm khoảng 28,5% GDP của cả nước; có cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn lao động chất lượng cao và thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó nhóm tác giả cũng đã khái quát được định hướng phát triển của vùng đối với một số khối ngành như: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp,…

Nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra một số lợi ích của Dự án Đê biển Vũng Tàu – Gò Công đến phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn như: Lợi ích về không gian phát triển đô thị và công nghiệp; lợi ích về ổn định không gian phát triển và phân bố công nghiệp; mang lại tính ổn định cho quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của vùng,… Đồng thời, cũng đã đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

Trên cơ sở các ý kiến phát biểu đóng góp cho Đề tài tại buổi nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng đã yêu cầu Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo tổng hợp của đề tài để bảo vệ ở cấp cao hơn./.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Bài mới
Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 2

Hôm nayHôm nay : 228

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17057

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3844421